Phim, Phim HD, Phim 18, Phim Hay, Phim Chieu Rap - RSS Feed
Cuộc Đời Của Pi - Life Of Pi (2012)
title='Cuộc Đời Của Pi - Life Of Pi'>
Xem Phim Cuộc Đời Của Pi - Life Of Pi
Diễn viên: Tobey Maguire, Suraj Sharma, Shravanthi Sainath
Đạo diễn: Lý An
Hãng sản xuất: 20th Century Fox
Quốc gia: Phim Mỹ - Châu Âu
Thể loại: Phim Thần Thoại
Thời lượng: 127 phút
Giới thiệu: Nói sơ qua về nội dung, Life of Pi
kể về cuộc đời của một chàng trai xức Cà ri lên Pi Patel (thực ra tên
đầy đủ dài lắm, tên của một hồ bơi) trong một chuyến hải trình đến
Canada cùng gia đình không may bị tàu chìm và chỉ mình anh sống sót.
Lênh đênh trên biển vượt Thái Bình Dương để sống sót, Pi phải tìm cách
cùng làm bạn với một con hổ Bengal có tên Richard Parker (bố của Peter
Parker – Người Nhện). Pi và con hổ là mối quan hệ kỳ lạ, sự đấu
tranh sinh tồn lênh đênh giữa biển trong 227 ngày - làm sao để sống, làm
sao để có thức ăn và nước uống, làm sao không bị con hổ ăn thịt, và làm
sao để không chết bởi sự cô đơn. Cuộc đời của Pi còn là câu chuyện về
tôn giáo, bởi Pi - cậu bé 16 tuổi này - có một tinh thần mộ đạo kỳ lạ.
Là người Ấn, Pi theo đạo Hindu. Thế nhưng, cậu bị quyến rũ bởi ngôi nhà
thờ Cơ đốc giáo bên kia đồi và sau đó là không cưỡng được sự bí ẩn của
ngôi đền Hồi giáo. Cậu tỏ lòng ngưỡng mộ cả ba đạo. Cậu trở thành một
tông đồ ngoan đạo và được cả ba thầy cả ba đạo yêu thương. Bạn sẽ học
được khối kiến thức về ba đạo, về Brahman và thần Krisma cùng những vị
thần linh không bao giờ chết của đạo Hindu, về Jesus Christ và sự hy
sinh của Người của Cơ đốc giáo, và về thánh Allah của Hồi giáo. “Mọi tín
ngưỡng đều là chân lí. Con chỉ mong được yêu thương Thượng đế mà thôi” –
Pi trả lời như thế khi ba ông thầy cả vô tình cùng gặp cậu và gia đình
trong một buổi sáng nọ để rồi họ đều tranh cãi rằng Pi là một tông đồ
của họ. Chính vì thế, cả câu chuyện về sự sống sót của Pi mang nhiều ẩn
dụ về tín ngưỡng.
Đoạn kết của truyện này - không thể tiết lộ -
chính là điều khiến cho câu chuyện này có một sức mạnh chấn động về cảm
xúc mạnh mẽ. Lý do mà M. Night Shyamalan từ chối làm là bởi ông thấy sự
nổi tiếng của cuốn sách sẽ khiến nhiều người đọc sách trước khi xem phim
và không còn bất ngờ khi xem bộ phim nữa.
Thực
sự thì nếu như đòi mình review theo như kiểu đó giờ mình làm thì xin
nói luôn là không hợp cho lắm, đơn giản chỉ vì đó là cách mình đánh giá
một bộ phim thị trường là phần nhiều, còn đây là phim nghệ thuật, nó sẽ
hơi khác đi một chút.
Nói về nội dung thì xin dành một
từ là tuyệt hảo. Không phải mình làm quá lên đâu nhưng rõ ràng là như
thế, không cớ gì bộ phim chuyển thể từ một cuốn sách dạng best-selling
và được đạo diễn tầm cỡ như Lý An làm mà nó tầm thường được. Tất nhiên,
một bộ phim như Life of Pi sẽ khiến nhiều người cảm thấy lay động tâm
hồn, thấy được cái sâu sắc tình cảm có trong bộ phim và những thông điệp
gửi gắm trong đó (mình đang chém gió đó), nhưng cái mình thích nhất ở
nội dung bộ phim này là khả năng thu hút từ đầu đến cuối của câu chuyện,
cũng như cách phân tầng ý nghĩa hết sức tuyệt vời.
Coi
Life of Pi tự dưng làm mình nhớ ra một phong cách truyện mình rất
khoái, một phong cách điển hình của Hemingway đó là “Tảng băng trôi” –
đây là cách kể chuyện hay khi nội dung phần nổi rất ít, phần còn lại
chìm dưới nước là những gì mà người đọc sẽ được hay tự khơi gợi ra, nó
đòi hòi ta phải có vốn sống cũng như khả năng cảm nhận rất rộng. Life of
Pi cũng một kiểu như thế, nhiều người coi sẽ thấy phim là một chuyến
hành trình phi thường của một chàng trai qua đại dương bao la. Nhưng
cũng cùng câu chuyện đó, những người khác sâu sắc hơn họ lại thấy rất
nhiều điều thâm thúy hơn trong đó, sự vị tha, lòng tin tưởng, can đảm
của hai kẻ quá khác nhau phải cùng nhau vượt qua khó khăn, lòng kiên
định, lạc quan và mạnh mẽ của con người trước thiên nhiên và nghịch
cảnh. Còn nhiều nữa, cảm nhận thêm thế nào là tùy ở mỗi khán giả dành
cho Life of Pi, hay nhất là ở chỗ đó.
Lại nhớ, mới đây nhân một liên hoan
phim ở VN, các đạo diễn trả lời phỏng vấn lại đưa ra những lý lẽ ngụy
biện cho sự vắng khách trong phim của họ, vì đó là phim "nghệ thuật"!
Xem xong Life of Pi mới thấy cái nghệ thuật của hàng nội và hàng ngoại
chênh nhau quá xá!
Cơ mà
có lẽ một món ăn nhiều tầng khẩu vị như Life of Pi thì dù có hay đến
mấy, nếu phần hình ảnh phim không tốt mình cũng không thể khen ngợi nội
dung nó hay như vậy được. Đơn giản vì làm một câu chuyện cực ẩn ý sâu
sắc dễ hơn rất nhiều làm một câu chuyện vừa sâu sắc nhưng lại vừa dễ
hiểu, dễ theo dõi, mà cái theo dõi thì phần hình ảnh chính là thứ quyết
định. Xin nói ngắn gọn: Hình ảnh trong phim quá đẹp!
Cái thứ khiến mình nhớ nhất đến
tận lúc lên giường ngủ sau khi coi Life of Pi chính là những khung cảnh
trong phim, quá đẹp và quá ám ảnh. Không đơn giản chỉ là những góc máy,
những khoảnh khắc ghi hình mà Lý An bắt được những con động vật, khung
cảnh thành phố Ấn Độ khi xưa ở đầu phim mà trong cả hành trình vượt đại
dương của Pi cũng khiến mình há hốc mồm. Thường thì những bộ phim kiểu
Robinson Crusoé này thì cảnh quay sẽ rất thực, rất thảm để diễn tả được
cái khó khăn của nhân vật. Không! Life of Pi có những cảnh quay cực đẹp,
đẹp hơn cả tranh vẽ (phim quay phông xanh toàn bộ phần vượt đại dương).
Mình xin thề là khi bạn xem thì Lý An sẽ đưa bạn hết từ ngạc nhiên này
đến ngạc nhiên khác, mà bạn sẽ chỉ có thể thốt lên móa đẹp kinh vậy! Cơ
mà cứ coi trailer thì biết phim cảnh sao rồi ha.
Ngoài
ra phần hình ảnh mình xin vỗ tay luôn cho các anh họa sĩ vẽ các con
vật, đặc biệt là chú hổ Richard Parker, quá thật, quá đẹp mà mình không
thể nghĩ đó là vẽ. Xem các cảnh BTS thì được biết đây là một con hổ CGI,
hoàn toàn là do máy tính tạo nên, theo kỹ thuật bắt điểm chuyển động
tương tự như cách mà Peter Jackson tạo ra Gollum, cũng như cách mà James
Cameron tạo ra Avatar. Trong phim có một cảnh con hổ từ trên bờ nhảy
lên chiếc thuyền cứu hộ, động tác tuyệt đối chuẩn, ngoại trừ một điều là
chiếc thuyền không hề bị chao đi chút nào so với lẽ ra nó phải thế dưới
trọng lượng của con hổ. Ngoại trừ vài chi tiết nhỏ nhặt này thì con hổ
được xây dựng hoàn toàn thuyết phục và sống động. Nhiều lúc gần như khán
giả sẽ quên đi rằng đâu là hình ảnh thật của nó và đâu là vẽ, gần như
không phân biệt được – cái phim Avatar thì coi lúc nào cũng thấy cái mặt
ảo lòi đắp lên diễn viên.
Có
thể nói ấn tượng nhất chính là hiệu ứng hình ảnh của phim. Tin chắc
Life of Pi là một ứng cử viên nặng ký cho các giải Oscar về hiệu ứng
hình ảnh của năm nay. Nếu có điều gì không hài lòng, thì đó chính là
cách đạo diễn dùng nhân vật dẫn chuyện, liên tục cắt đứt mạch thời gian
tuyến tính.
Khen phát cuối, âm nhạc trong
phim cũng đóng góp rất tuyệt vời, nhạc phim thoảng giai điệu của Ấn Độ
và Hoa, vâng đạo diễn Lý An nên có phảng phất chút cũng dễ hiểu, nhưng
mà nhờ có giai điệu Đông Á vào khiến nhạc nền Ấn nhẹ và dễ nghe hơn rất
nhiều. Cơ mà hay, sẽ tìm OST down về tối bật đi ngủ!
Âm
thanh của phim gây ấn tượng chân thực, nhất là trong những cảnh bão tố,
và khi nhân vật bị chìm xuống nước. Cảm giác ngồi xem cũng nghẹt thở
theo cứ như chính mình rơi vào hiểm cảnh.
Chung quy lại thì Life of Pi là
một bộ phim rất đáng để xem, không chỉ một lần mà xem đi xem lại vì mỗi
lần xem sẽ thấm hơn, mà cảnh đẹp cũng coi chưa kĩ nữa hơhơ. Phim phải
đến 14/12 mới công chiếu thì phải, cơ mà vì là phim nghệ thuật nên mình
cũng nói luôn là các bạn đừng mong đợi gì nhiều quá nhé.
À
nói về cái rạp Pandora tí, ừ rạp đẹp, rộng rãi, nhân viên nhiệt tình,
phòng chiếu hơi nhỏ xíu nhưng mà theo mình là chuẩn cho cảm giác riêng
tư khi xem – phòng lớn quá coi cảm giác không giống như bật máy chiếu
coi ở nhà cho lắm, mất thoải mái. À mà 3D phim coi lòi ra thật, nhiều
đoạn sướng hết cả mắt, kính RealD nhẹ, coi đã. Bonus quả hình hôm qua
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét